GỪNG VIỆT NAM VÀ THỦ TỤC XUẤT KHẨU GỪNG

Gừng Việt Nam đang rất được ưa chuộng trên thị trường quốc tế. Các nhà nhập khẩu đang không ngừng tìm kiếm những nhà xuất khẩu gừng uy tín, chất lượng ở Việt Nam. Cùng Vipsen tìm hiểu tại sao gừng Việt Nam được ưa chuộng và các thủ tục xuất khẩu gừng.

1. Tại sao gừng Việt Nam được ưa chuộng ở thị trường nước ngoài?

  • Gừng có tên khoa học là Zingiber officinale Rosc. Các loại gừng phổ biến có thể kể đến như:

– Cây Gừng Dại – Zingiber Parpureum

Cây gừng dại
Cây gừng dại

Cây Gừng Gió – Zingiber Zerumbet

Cay gừng gió
Cây gừng gió

Cây Gừng Lúa – Zingiber Gramineum

Cây gừng lúa
Cây gừng lúa
  • Phân bố:
    Hiện tại ở Việt Nam có 11 loài trong số 45 loài có mặt ở Châu Á thuộc chi Zingiber Boehmer. Gừng phát triển ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trong đó có: Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam là 4 nước tiêu biểu trồng gừng và có lượng gừng nhiều nhất thế giới.
Bản đồ phân bố gừng
Bản đồ phân bố gừng

Trong Đông Y, Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc,… “gừng vàng” là vị thuốc cực kỳ quan trọng từ hơn 2000 năm trước. Nhiều kinh nghiệm chữa bệnh cổ truyền của Đông Y từ “gừng vàng” đã được các nhà khoa học lấy đề tài để nghiên cứu, chứng minh công dụng tuyệt vời của chúng.

Để có thể xuất khẩu gừng đi các nước, các nhà xuất khẩu gừng phải tìm hiểu thị trường xem họ thường dùng với mục đích gì? 

Với đại đa số các nước nằm ngoài Châu Á, họ thu mua gừng để làm gia vị chế biến món ăn là chính. Đơn cử như Úc, xuất khẩu gừng sang Úc sau 4 tháng đầu năm 2021, đã tăng trưởng 1.35% so với cùng kỳ (hơn 348.000USD). Gừng được đóng gói theo cân để phục vụ nhà hàng. Ngoài ra, để phục vụ nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình Việt Nam còn đóng gói theo lượng 250g/1 gói. Giá gừng ở Úc đạt 9-13 AUD/1kg ( tương đương với 155.000-220.000VNĐ/1kg). 1/2021 qua công tác khảo sát thị trường tại Úc, có thời điểm giá gừng tăng đột biến lên tới 50AUD/1kg ( tương đương với 850.000VND). Chính vì thế, xuất khẩu gừng ở Úc chưa bao giờ hết hạ nhiệt, là quốc gia tiềm năng cho xuất khẩu gừng. Kim ngạch Úc nhập khẩu gừng năm nay, Thương vụ dự đoán có thể lên tới 100 tỷ đồng. (Theo nguồn Vietnam.net)

Với các nước thuộc khu vực Châu Á, việc sử dụng gừng làm thuốc không còn xa lạ. Gừng không chỉ xuất khẩu ở dạng tươi mà còn có các sản phẩm chế biến từ gừng: gừng khô, tinh dầu gừng…. hoặc các sản phẩm chế biến thành thuốc đông y:
Sinh khương (tiên khương): hay còn gọi là gừng tươi, được bảo quản nơi ẩm mát, dùng quanh năm có tác dụng: tiêu nước, dịu ho, làm ấm nóng cơ thể.

  • Khương bì: hay còn gọi là vỏ gừng, vị cay mát có tác dụng trị phù cho cơ thể
  • Ổi khương: hay còn gọi là gừng đã được nướng sơ qua hoặc gừng nướng chín. Có tác dụng: trừ hàn, làm ấm bụng.
  • Can khương: hay còn gọi gừng sấy khô có vị cay tính ôn.  Có tác dụng: trị ho, trừ hàn, cầm máu, cầm tả.
  • Bào khương: hay còn gọi là gừng khô thái phiến, đem đi xao nóng qua để đun nước uống. Có tác dung: làm ấm bụng, trừ hàn
  • Thán khương: hay còn gọi là gừng cháy (bên ngoài cháy đen, bên trong ruột hồng) là một vị thuốc tốt dùng để cầm máu, trị băng huyết, nôn mửa ra máu, đi ngoài ra máu…
Tinh bột gừng làm thuốc
Tinh bột gừng làm thuốc

Ngoài ra, trong ngành khoa học, gừng tươi được dùng trong Tây Y làm thuốc:
– Hạ nhiệt
– Giảm đau, trị ho
– Chống co thắt
– Chống nôn
– Chống viêm đường tiêu hóa…
Nhờ vào các đặc tính, công dụng và văn hóa dùng gừng, gừng được xem như một món quà từ thiên nhiên, không hiếm, không đắt, không khó bảo quản nhưng giá trị đem lại cực kỳ lớn. Chính vì thế, việc xuất khẩu gừng đi các quốc gia theo từng nhu cầu khác nhau, có thể đem lại giá trị kinh tế vô cùng lớn.

2. Vì sao gừng Việt Nam lại được ưa chuộng?

  • Đa dạng chủng loài: ở Việt Nam có 11 loài gừng thuộc chi Zingiber Boehmer. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất đai màu mỡ, đa dạng. Khí hậu phân theo mùa, dễ dàng trồng các loại thực vật khác nhau. Gừng không kén đất nên rất dễ trồng, cho năng suất cao.
  • Giá thấp hơn so với các nước khác: giá gừng ở Việt Nam luôn biến động. Tuy nhiên, dù tăng hay giảm thì vẫn thấp và có lợi hơn so với các quốc gia khác.
  • Chất lượng sản phẩm tốt: hầu hết gừng ở Việt Nam được canh tác theo hướng dẫn của nhà nước, trồng trọt theo khoa học, giảm tỉ lệ việc dùng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật nhưng vẫn đem lại năng suất cao, mẫu mã đẹp
  • Chính sách của chính phủ: để giúp cho nền kinh tế nước nhà, Việt Nam luôn chú trọng, quan tâm tới vấn đề “ xuất-nhập khẩu”, các chính sách được đề ra nhằm thúc đẩy trao đổi hàng hóa với các nước, đặc biệt là các nước Châu Âu.

Xem thêm: Gừng Vipsen

3. Thủ tục để xuất khẩu gừng chi tiết

Để cạnh tranh với nguồn hàng ở nước ngoài, gừng Việt Nam phải đảm bảo các tiêu chuẩn nào? Sau đây cùng VIPSEN tìm hiểu kỹ hơn nhé:

3.1. Chất lượng:

Chất lượng xuất khẩu gừng tươi
Chất lượng xuất khẩu gừng tươi

Tùy vào từng thị trường sẽ có những yêu cầu về sản phẩm riêng, nhưng nhìn chung, các quốc gia nhập khẩu gừng sẽ có những yêu cầu về chất lượng như sau:

  • Gừng nguyên vẹn, rắn chắc
  • Củ to đồng đều, màu sắc đồng đều
  • Gừng được xử lý sạch sẽ
  • Độ ẩm ở mức vừa phải
  • Đảm bảo không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, …

3.2. Cách đóng gói

  • Đối với gừng tươi, khi đóng gói cần chú ý nhiệt độ, độ ẩm để đảm bảo chất lượng gừng nguyên vẹn đến tay người nhận.
  • Đối với các sản phẩm chế biến sẵn: phải đảm bảo công tác bảo quản tốt, trong thời gian lâu dài, để tránh tình trạng bị hỏng trong quá trình vận chuyển xa hoặc dài ngày
  • Đối với việc đóng gói, cần sử dụng nhãn mác, túi bảo vệ, mực in không chất độc hại. Đóng gói thuận tiện cho việc vận chuyển… .
  • Củ Gừng tươi phải được đóng gói trong bao bì, phù hợp với TCVN 9770:2013 (CAC/RCP 44-1995, Amd.1-2004) – Quy phạm thực hành bao gói và vận chuyển rau, củ, quả tươi.

3.3. Chính sách pháp lý
Gừng là hàng hóa không nằm trong danh mục cấm xuất khẩu vì thế xuất khẩu gừng vẫn được diễn ra giống như các nông sản khác tại Việt Nam. Gừng là mặt hàng không có thuế xuất khẩu cũng như không có thuế VAT hàng xuất. 
HS code của gừng tươi được chia ra làm 2 nhóm theo biểu thuế xuất- nhập khẩu gồm 09101200 và 09101100:

  • 09101200 – Gừng đã xay hoặc đã được nghiền
  • 09101100 – Gừng chưa xay hoặc chưa được nghiền
  • 0910 – Gừng, nghệ tây, nghệ (curcuma), húng tây, cỏ xạ hương, lá nguyệt quế, ca-ri (curry) và các loại gia vị khác.

4. Thủ tục hải quan xuất  khẩu gừng

Tại khoản 5 điều 1 thông tư số 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư số 38/2015/TT-BTC) về thủ tục Hải Quan xuất-nhập khẩu đã được quy định: bất kể sản phẩm gì khi xuất khẩu cũng cần phải chuẩn bị giấy tờ như:

  • Hóa đơn đỏ
  • Hóa đơn bán hàng
  • Danh sách hàng
  • Chứng nhận nguồn gốc
  • Chứng nhận chất lượng
  • Giấy xác nhận hun trùng
  • Hợp đồng xuất khẩu

VIPSEN – nhà xuất khẩu gừng hàng đầu Việt Nam!

Hotline: +84 86 8855 086

Webtsitehttps://gingervietnam.vn

FanpageGinger Vipsen Vietnam

TwitterVipsenvietnam

Xem thêm: 

 

 

 

 

0/5 (0 Reviews)

Tin tức liên quan